Thứ Sáu, 06 Tháng Sáu 2025 | 14:12 CH
Trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nền đất yếu là một trong những thách thức lớn nhất mà các kỹ sư và chủ đầu tư phải đối mặt. Việc lựa chọn giải pháp móng phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến an toàn và độ bền công trình, mà còn quyết định chi phí đầu tư và tiến độ thi công. Sau đây STEC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp móng phổ biến cho nền đất yếu trong xây dựng nhà xưởng.
1. Vì sao cần quan tâm đến nền đất yếu?
Nền đất yếu thường có các đặc điểm như:
- Sức chịu tải thấp
- Dễ lún hoặc lún không đều
- Độ bão hòa nước cao
- Tính chất cơ lý không ổn định
Nếu không xử lý đúng cách, nền đất yếu có thể gây nứt sàn, lún lệch móng, thậm chí sập kết cấu nhà xưởng sau một thời gian sử dụng.
2. Các giải pháp móng cho nền đất yếu
2.1. Gia cố nền đất (trước khi làm móng)
- Thay đất yếu bằng vật liệu tốt (base, cát, đất đồi)
- Gia cố nền bằng cọc tre / cọc tràm
- Sử dụng vải địa kỹ thuật + lớp đệm cát / đá
- Gia cố bằng topbase
- Gia cố bằng phương pháp trộn sâu (Deep Mixing)
Ưu điểm của các phương pháp này là chi phí thấp,tốc độ thi công nhanh nhưng độ ổn định không cao và chỉ phù hợp với các công trình nhà xưởng nhỏ, tải nhẹ.
Thi công DeepSoil Mixing
Gia cố bằng topbase
2.2. Sử dụng móng cọc
Áp dụng khi nhà xưởng có tải trọng lớn hoặc nền đất yếu sâu.
- Móng cọc bê tông cốt thép
- Cọc khoan nhồi
- Móng cọc vít / cọc xoắn (Helical piles)
Các phương pháp này có độ ổn định cao, phù hợp với các nhà xưởng lớn tuy nhiên chi phí xây dựng cao và thời gian thi công lâu hơn. Phương pháp này phù hợp với các nhà xưởng có yêu cầu cao về mặt chất lượng và tải trọng. Gần đây ngày càng nhiều nhà xưởng áp dụng phương pháp này.
Thi công móng cọc khoan nhồi
Thi công cọc xoắn (helical/screw piles)
2.3. Phương án trung gian
- Móng cọc là phần chịu tải lớn nhất, gần như không lún.
- Nền nhà xưởng đặt lên nền đất đã được gia cố nên có khả năng chịu lực cao ( khoảng 1T/m2).
- Kết cấu móng và nền nhà xưởng không liên kết với nhau.
Phương pháp này có ưu điểm là các kết cấu chính như cột, dầm sàn, tường được đỡ bởi hệ móng chắc chắn nên không bị nứt, đảm bảo điều kiện chịu tải trong khi giảm được chi phí và thời gian thi công. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là hệ sàn sẽ bị lún, nứt và có thể xuất hiện lún lệch giữa các khu vực của sàn.
Phương án này phù hợp với các nhà xưởng không yêu cầu cao về mặt tải trọng và chất lượng.
3. Kết Luận
Mỗi giải pháp móng đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào:
- Đặc điểm địa chất công trình
- Tải trọng thiết kế của nhà xưởng
- Quỹ đầu tư và tiến độ thi công
Việc khảo sát địa chất kỹ lưỡng và lựa chọn đúng giải pháp móng ngay từ đầu sẽ giúp công trình an toàn, tiết kiệm và bền vững lâu dài.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết kế móng cho nền đất yếu?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho dự án của bạn!