Những tiêu chí của khu công nghiệp xanh tại Việt Nam

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với việc quan tâm và bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động. Các khu công nghiệp xanh ra đời vì mục tiêu đó. Mục đích cuối cùng là làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thân thiện hơn với môi trường hơn. Vậy, những tiêu chuẩn khu công nghiệp xanh tại Việt Nam hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu với STEC qua bài viết dưới đây.

Khu công nghiệp xanh là gì? 

Định nghĩa cụ thể về khu công nghiệp xanh tuy chưa thống nhất, nhưng chúng ta có thể hiểu như sau: Khu công nghiệp xanh là khu công nghiệp thân thiện với môi trường, là khu công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, khu công nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường.

Ngoài ra, khu công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên...), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm...) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, khu công nghiệp xanh hiện được ứng dụng và phát triển mạnh ở Mỹ, Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil...

Những tiêu chí của khu công nghiệp xanh

Các tiêu chí của một khu công nghiệp Xanh bao gồm năm cấp độ, cụ thể là:

1. Cam kết xanh

Một tổ chức/doanh nghiệp có chính sách và cam kết giảm thiểu tác động đến môi trường và truyền tải thông điệp đó một cách hiệu quả đến các cấp khác nhau của tổ chức/cơ quan.

2. Hoạt động xanh

Tổ chức / doanh nghiệp phải thiết lập và thực hiện các chương trình để giảm thiểu tác động đến môi trường dựa trên các chính sách và cam kết từ cấp độ 1.

3. Hệ thống xanh

Một tổ chức / doanh nghiệp có trách nhiệm hoặc quản lý môi trường có hệ thống (bao gồm giám sát, đánh giá và xem xét để cải tiến liên tục) bao gồm hệ thống quản lý môi trường được công nhận giải thưởng và chứng nhận.

4. Văn hóa xanh 

Một tổ chức / doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh trách nhiệm của mọi người về vấn đề môi trường và xã hội như một phần không thể thiếu trong văn hóa của tổ chức.

5. Mạng lưới xanh

Một tổ chức / doanh nghiệp có trách nhiệm kết hợp các bộ phận trong chuỗi cung ứng của mình vào mạng lưới công nghiệp xanh.
Nguồn: Kizuna.vn

 

Bài viết liên quan