Xu hướng kiến trúc xanh toàn cầu

Ngày nay, khi vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn toàn cầu. Việc kết hợp xây dựng với kiến trúc xanh đang là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

Kiến trúc Xanh với môi trường

Cụm từ “kiến trúc xanh” ngày càng phổ biến nhưng rất ít người thực sự hiểu về khái niệm này. Kiến trúc xanh (kiến trúc bền vững) là xu hướng thiết kế và xây dựng theo tiêu chí thân thiện với môi trường, sử dụng các vât liệu xanh, hạn chế tối đa năng lượng tiêu thụ, cắt giảm sự lãng phí và góp phần xóa bỏ ô nhiễm, bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Kiến trúc xanh phải đảm bảo có giải pháp quy hoạch và kiến trúc sáng tạo để sử dụng tối đa nguyên liệu địa phương, đảm bảo công năng sử dụng mà vẫn đem lại được giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn trong mỗi công trình.

Đi với kiến trúc xanh là nguyên liệu xanh – cái hồn của các công trình. Năm 1974, nhóm chuyên gia của Đại học Illinois (Mỹ) phát triển mẫu nhà cách nhiệt để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng do Lệnh cấm vận dầu OPEC. Năm 1977, tấm pin mặt trời đầu tiên ra đời.


Pin năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống

Sau đó hàng loạt quốc gia ở nhiều châu lục học hỏi và áp dụng pin mặt trời vào thực tiễn. Năm 1993, lần đầu tiên khái niệm “kiến trúc xanh” ra đời ở Mỹ. Khoảng 09 năm sau đó, Hội đồng kiến trúc xanh thế giới được thành lập và mở ra nhiều hướng thiết kế và xây dựng thân thiện với môi trường mà không chỉ là năng lượng mặt trời.

Hiện nay, trên thế giới, các hệ thống đánh giá mức độ thân thiện của các công trình được xây dựng ở nhiều nước. Điển hình là Hệ thống đánh giá thiết kế năng lượng và môi trường của Mỹ (LEED), Hệ thống đánh giá năng lượng của Viện Nghiên cứu Công trình Anh quốc (BREEAM)... Các hệ thống này cũng đảm nhiệm công việc dự báo các hướng đi mới trong xu hướng kiến trúc xanh của thế giới. Các công trình có được chứng nhận xanh của hệ thống đánh giá mức độ thân thiện với môi trường phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như tăng hiệu quả cấp thoát nước, giảm khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng tối ưu nguồn năng lượng tái tạo.

Xu hướng của thế giới và Việt Nam trong tương lai

Xu hướng kiến trúc năm 2019 đi theo hướng xanh, bền vững, mang lại những lợi ích thiết thực cho người sử dụng, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tăng không gian xanh, không tăng diện tích đất sử dụng: Trong khoảng không gian giới hạn theo từng công trình, việc tăng diện tích không gian xanh dường như là điều không thể. Tuy nhiên, việc tạo ra thảm cây xanh trên mái các tòa nhà lại là giải pháp giải quyết tất cả các vấn đề trên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trồng cây trên mái giúp làm giảm nhiệt độ bên trong một tòa nhà và tiết kiệm đến 15% năng lượng tiêu thụ cho việc làm mát. Mặt khác, các thảm thực vật được tạo ra trên mái của các tòa nhà cũng được chứng minh là có thể làm tăng tuổi thọ của mái nhà do nó làm giảm tác động của môi trường đến phần mái. Còn đối với các công trình công nghiệp có thể trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy, giảm nhiệt độ bên ngoài và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Sử dụng tối ưu năng lượng tái tạo: do tác động tiêu cực  thay vào đó là tăng cường sử dụng các sản phẩm thiên nhiên và tài nguyên bền vững hơn đặc biệt là các nguyên liệu địa phương, làm giảm khí thải, chất thải có thể thoát ra môi trường và giảm chi phí xây dựng công trình do giảm được chi phí vận chuyển vật liệu từ xa. Các nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt vốn được sử dụng trong hoạt động sưởi ấm và sản xuất sẽ được thay thế bằng năng lượng địa nhiệt và hệ thống điều hòa không khí tự nhiên.

Giai đoạn bùng nổ việc sử dụng năng lượng gió trên thế giới

Tiết kiệm năng lượng: để tiết kiệm năng lượng thì các công trình hiện nay đang có xu hướng sử dụng các vật liệu xanh, bước đầu có thể làm tăng chi phí xây dựng nhưng về giá trị kinh tế thu lại được từ vòng đời dự án tăng lên rất nhiều, giảm năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí bảo trì, kéo dài tuổi thọ của vật liệu cũng như tuổi thọ công trình.

Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước... Các tấm pin mặt trời (hoặc quang điện) được lắp đặt trên mái công trình, những cánh quạt gió khổng lồ được sử dụng ở những không gian phù hợp và các hệ thống mái nhà dốc để tích trữ nước mưa làm quay tua bin điện chính là cách để tạo ra nguồn năng lượng tái tạo. Nếu chúng ta có thể tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo thì giá trị của dự án trong vòng đời dự án tăng lên rất nhiều lần.

Nguồn: reatimes.vn

 

Bài viết liên quan